Bản tin tháng 07/2005

Chính sách cỦa GIA  ĐỐI VỚI kim cương XỬ LÝ

Trong lúc phân cấp kim cương, nếu phát hiện một quá trình xử lý nào đó nhằm cải thiện màu (hoặc độ sạch) ở viên đá thì GIA (Viện Đá Quý Hoa Kỳ) sẽ công khai thông báo sự xử lý ấy. Nội dung và hình thức công bố sự xử lý như sau:

  • Sẽ khắc bằng tia lade trên gờ viên kim cương tên của loại xử lý, thí dụ như: “HPHT PROCESSED” (bị xử lý áp suất cao nhiệt độ cao), hoặc là “IRRADIATED” (bị chiếu xạ), hoặc là một danh xưng nào đó đã được đăng ký phù hợp với một phương thức xử lý khác ngoài 2 phương thức trên.
  • Trong giấy phân cấp kim cương, ở phần màu sắc, một dấu hoa thị( * ) đứng sát phía sau ký tự chỉ cấp màu, thí dụ: Color Grade (cấp màu):… D *.
  • Trong phần Comments (chú thích) ở giấy phân cấp, GIA có ghi lại nội dung khắc trên gờ viên đá cho biết phương thức xử lý, thí dụ: “HPHT Processed (hoặc Irradiated,…) has been inscribed on the girdle”.
  • Cũng trong phần chú thích, có một dòng giải thích rõ ý nghĩa dấu * đứng sau ký tự cấp màu, thí dụ: “ * This diamond has been processed by high pressure/high temperature (HPHT) (hoặc là artificial irradiated) to change its color”.

    Như vậy khi mua bán kim cương có giấy phân cấp của GIA, khách hàng nhớ xem kỹ trên gờ và giấy phân cấp, nếu có khắc hoặc ghi những nội dung trên thì viên đá chắc chắn đã bị xử lý để cải thiện màu.

    Nếu trên gờ viên kim cương không khắc bất kỳ chữ gì hoặc chỉ khắc logo GIA và số hiệu, đồng thời trong giấy phân cấp GIA của viên đá ấy không ghi những nội dung trên thì viên đá có màu hoàn toàn tự nhiên, không bị xử lý.

    Tuy nhiên chúng tôi xin nhắc lại với khách hàng là những viên kim cương tự nhiên được xử lý với phương pháp HPHT hoặc chiếu xạ để cải thiện màu thì màu nhân tạo này vẫn tồn tại vĩnh viễn. Khách hàng chỉ cần biết là viên đá có bị xử lý hay không để khi mua không bị nhầm giá. Khách hàng nên yên tâm khi mua loại kim cương này vì chất lượng của chúng vẫn giữ nguyên sau khi được xử lý.  

     

    Bellataire: MỘT THƯƠNG HIỆU

  • CHUYÊN VỀ KIM CƯƠNG XỬ LÝ

    Bellataire, có trụ sở tại Hoa Kỳ, là một công ty con của công ty LKI (Lazare Kaplan International Inc.) chính thức ra đời vào tháng 7/2000 thay thế cho POL (Pegasus Overseas Limited). LKI là một công ty lớn cung cấp kim cương thiên nhiên không xử lý đã mài, chiếm đến 70 - 80% thị phần trên thế giới (khác với De Beers, chuyên về kim cương thô). LKI lập ra Bellataire để chuyên kinh doanh kim cương thiên nhiên đã mài và đã được xử lý cải thiện màu, với chất lượng quý, giá trị cao.

  •  

  •  

  •  

    Kim cương tự nhiên có màu thấp qua xử lý có màu trắng bậc cao hoặc màu rực rỡ. Hai loại xử lý chính hiện nay là xử lý HPHT và chiếu xạ nhân tạo.

    Toàn bộ kim cương mà Bellataire tung ra thị trường đều đã được công ty GE (General Electric) xử lý HPHT, và được GIA phân loại chất lượng và ra giấy phân cấp.

    Các loại kim cương mà Bellataire xử lý và kinh doanh:

  • Đá gốc dùng để xử lý: Kim cương thiên nhiên
  • Trọng lượng thành phẩm (sau cắt mài): Chủ yếu từ 0,5 đến 20 carat
  • Kiểu cắt mài: Dạng tròn và các dạng khác
  • Độ sạch: Rất cao, từ VS đến IF
  • Màu:
    • Kim cương trắng: gồm các bậc cao nhất, từ H đến D
    • Kim cương màu: gồm hồng, lục, xanh dương, vàng,…
  • Khắc trên gờ: Trước kia là GE-POL, nay là Bellataire

Trong quá trình kinh doanh loại kim cương xử lý này, Bellataire tuân thủ nghiêm ngặt theo các quy định của quốc tế, khai báo rõ với khách hàng là đá đã được xử lý bằng cách khắc nhãn hiệu Bellataire lên gờ của từng viên đá, và trong giấy kiểm định do GIA thực hiện có ghi rõ điều này.  Bellataire chỉ phân phối hàng trong hệ thống các đại lý uy tín của LKI trên thế giới.

 

CÁC KIẾN THỨC CĂN BẢN VỀ VÀNG

1. Vàng là gì và tại sao ký hiệu hóa học của nó là Au? 

Vàng là một nguyên tố kim loại hiếm, có nhiệt độ nóng chảy ở 1.064 oC và độ sôi 2.808 oC. Ký hiệu hóa học của nó là Au, viết tắt từ chữ La Tinh ‘Aurum’ nghĩa là “chiếu sáng rực rỡ”. Có vài tính chất làm cho vàng trở nên hữu ích đối với loài người hàng ngàn năm qua, đáng kể nhất là tính dát mỏng, dẫn điện cực cao và tính trơ với nước hoặc với khí oxi.

2. Từ ‘Gold’ (Vàng) xuất phát từ đâu?   

Từ Gold có nguồn gốc từ ngôn ngữ cổ thuộc vùng giữa 2 châu Âu và Á, nghĩa là màu vàng, diễn tả một tính chất tiêu biểu nhất của vàng.  Một số từ gọi vàng ở các nước có âm tương tự như sau: Gold (Anh), Gold (Đức), Guld (Đan Mạch), Gulden (Hà Lan), Goud (Nam Phi gốc Âu), Gull (Na Uy), Kulta (Phần Lan).  

 

3. Có bao nhiêu vàng trên thế giới   

Đến cuối  năm 2001, khoảng chừng 145. 000 tấn vàng đã được khai thác trên thế giới.

 

 

 

 


4. Tại sao dùng carat để đo vàng

Vì vào thời xa xưa ở vùng Địa Trung Hải và Trung Đông, người ta đã biết dùng carat để đo lường độ tinh chất của vàng (xem câu 5). Độ tinh chất của vàng thời nay được đo cũng dựa vào hàm lượng vàng, thể hiện bằng tỷ lệ phần ngàn hoặc phần trăm. Thí dụ vàng 18 carat thì có hàm lượng bằng 18/24 của 1000 phần = 750 phần ngàn, hoặc 75%, là vàng 7,5 tuổi.

 

 

 

 

5. Carat là gì?   

Ngày xưa, các thương nhân vùng Trung Đông dùng hạt cây carob làm đơn vị đo lường. Cây carob là loại thân mộc, quả có hình dạng như quả họ đậu. 

Người La Mã gọi hạt cây carob là Siliqua Graeca (Hy Lạp gọi  Keration, Ả Rập gọi Qirat). Người La Mã cũng dùng tên Siliqua để gọi đồng tiền nhỏ bằng bạc, có giá trị bằng 1/24 giá trị của đồng tiền vàng Constantine. Đồng tiền vàng này nặng khoảng 4,54 g. Hạt cây carob (hay là keration) nặng gần 200 mg, bằng khoảng 1/24 trọng lượng đồng vàng.  

Như vậy carat (hoặc karat) bắt nguồn từ carobkeration, dùng để đo hàm lượng vàng, 1 carat giá trị bằng 1/24 vàng ròng, nghĩa là vàng ròng có hàm lượng là 24 carat (100% vàng). Trong thực tế, trên thị trường vàng thế giới, người ta quy ước vàng ròng, hay 24K có hàm lượng vàng ròng không phải 100% mà là 99,99% hoặc 999,9 phần ngàn (vàng 4 số 9).

Sau này carat cũng được dùng để đo trọng lượng đá quý, 1 carat = 200 mg, 1 g = 5 carat.

Việt Nam cũng giống nhiều nước, dùng đơn vị carat để đo trọng lượng đá quý, viết tắt là ct; còn karat (theo hệ của Mỹ và Đức) để đo hàm lượng vàng, viết tắt là K.  Thí dụ: vàng 10K, 14K, 18K, 24K.

 

6. Ai có nhiều vàng nhất?

Dựa vào nguồn dự trữ quốc gia thì Hoa Kỳ là nước có nhiều vàng nhất, kế đến là Đức, hạng ba là Quỹ Tiền Tệ Quốc tế (IMF). Nếu nói về vàng dùng trong kim hoàn thì  Ấn Độ  sở hữu nhiều nhất.  Còn nói về cá nhân thì  không thể biết ai nhiều vàng nhất, tuy nhiên có lẽ là một số gia đình hoàng tộc vùng Trung Đông hay đông Á là số một.

 

 

 

 

 

 

7. Nếu đem vàng phủ lên địa cầu thì chúng kéo dài đến đâu?

Nếu chúng ta đem tất cả vàng đã khai thác được trên thế giới kéo thành sợi có đường kính là 5 micron (1 mét = 1 triệu micron) – là kích thước dây nhỏ nhất mà con người tạo được), sau đó đem cuộn chúng xung quanh đường xích đạo thì ta được một con số vô cùng lớn là 72 triệu vòng.   

 

 

 

 

 

8. Mỗi năm khai thác được bao nhiêu tấn vàng?

Năm 2001, thế giới khai thác được 2.604 tấn vàng, chỉ đáp ứng được 67% nhu cầu vàng trong năm ấy. Sản lượng vàng tăng lên mỗi năm, nhưng tăng cao thực sự là bắt đầu cuối những năm 1970, khi ấy sản lượng 1.500 tấn /năm. Sau 2001 thì sản lượng có giảm đôi chút,  vì một số mỏ lớn trên thế giới khai thác giảm sút. Trong vài năm tới, vì vài mỏ đã gần cạn kiệt mà chưa phát hiện những mỏ lớn mới nên dự báo sản lượng vàng toàn cầu tiếp tục giảm nhẹ. 

 

9. Khai thác một mỏ vàng tốn bao nhiêu?

Đầu tư khai thác mỏ vàng là rất tốn kém, đặc biệt là các mỏ dưới sâu, như các mỏ ở Nam Phi sâu đến 3.000 m và thậm chí sâu hơn 4.500 m. Chi phí trung bình khai mỏ vàng là khoảng 238 USD cho mỗi troy ounce vàng (= 31,1 g), nhưng mức dao động có thể lớn, phụ thuộc vào kiểu mỏ và chất lượng quặng. Các mỏ vàng sa khoáng ở bề mặt sẽ có chi phí thấp nhất. Mỏ càng sâu vào lòng đất thì chi phí càng tăng lên. 

 

10. Hoạt động của một mỏ vàng là như thế nào?

Có thể đào bới bề mặt hoặc phải làm nổ tung đá bên dưới lòng đất để lấy quặng vàng. Sau đó vận chuyển quặng lên mặt đất, rồi nghiền quặng để tách vàng. Vàng được tách khỏi đá gốc bằng các kỹ thuật như đãi vàng, làm nóng chảy để nâng cao hàm lượng vàng và đổ thỏi.  Nguyên liệu này được phân kim bằng phương pháp hóa học Miller,  tạo nên các thỏi vàng hàm lượng 99,5%. Nếu muốn có hàm lượng cao nhất, hoặc còn tạp chất kim loại nhóm bạch kim cần phải loại bỏ thì phải phân kim vàng cao tuổi nêu trên bằng phương pháp điện phân Wohlwill, kết quả đạt đến 99,99%. Phần tạp chất của mỏ còn chứa một lượng vàng thấp, có thể xử lý bằng cyanide để hòa tan vàng, rồi dùng cacbon để lấy vàng, sau đó nấu chảy và phân kim…


11. Một thỏi vàng nặng bao nhiêu?

Vàng 24K được tạo ra theo nhiều dạng thỏi với kích thước khác nhau. Vàng nổi tiếng nhất có tên là “London Good Delivery Bars”, dùng để  giao dịch quốc tế. Mỗi thỏi nặng 400 troy ounce (oz), nghĩa là khoảng 12,5 kg hoặc 27 pound (lbs). Tính bằng gram, thì thỏi vàng có thể từ 1 g đến 10 kg. Tính bằng troy ounce thì thỏi từ 1/10 oz đến 400 oz. Đơn vị khác thì có thỏi từ 1 chỉ đến 1 lượng (= 37,5 g).  

Cty Vàng Bạc Đá Quý Sài Gòn - SJC sản xuất các dạng thỏi (miếng) vàng nhãn hiệu SJC Rồng Vàng có trọng lượng sau: 1 lượng (37,5 g), 5 chỉ, 2 chỉ và 1 chỉ (3,75 g).

 

12. Thuật giảo kim: Có thể biến kim loại khác thành vàng?

Tất cả các nguyên tử kim loại được tạo thành theo cùng một cấu trúc tầng, kết hợp giữa proton, nơtron và điện tử nhưng với các số lượng khác nhau, do đó về mặt  lý thuyết có thể làm biến đổi các kim loại khác thành vàng hoặc kim loại nào đó có giá trị cao hơn.  Trong thực tế chỉ có các phản ứng hạt nhân, đó là các kim loại nặng phóng xạ phân hủy biến thành các nguyên tố khác nhẹ hơn, trong đó có một số đồng vị của vàng. Như vậy giấc mơ cổ xưa của loài người là muốn biến các kim loại có giá trị thấp thành vàng là không thực tế. Và đó vẫn chỉ là một giấc mơ.

 


13. Một tấn vàng to bao nhiêu?

Vàng thường được tính theo troy ounce  (1 oz = 31,1035 g). Trọng lượng riêng của vàng là 19,32 g/cm3, một oz vàng có thể tích là 1,64 cm3. Một tấn vàng chiếm thể tích là 51,760 cm3, tương đương với một khối hình vuông 6 mặt, mỗi cạnh dài, rộng, và cao là 37,27 cm.