Bản tin tháng 08/2006

Đá quarzite giả làm cẩm thạch 3 màu

Chiếc vòng đeo tay bằng đá 3 màu khá trong và đẹp ở hình 1 có kích thước 74,7 x 14,2 x 8,2 mm. Màu phân bố làm 4 đoạn: tím hồng, lục, tím hồng và cam. Chiếc vòng rất cứng chắc nên thoạt đầu người ta nghĩ  nó làm từ đá cẩm thạch jadeite hoặc nepherite. Tuy nhiên khi kiểm tra các tính chất ngọc học cơ bản thì mới biết được chiếc vòng này không phải đá cẩm thạch.

Text Box: Hình 1: Chiếc vòng đeo tay (74,7 x 14,2 x 8,2 mm) bằng đá quarzite nhuộm 3 màu trông rất giống đá cẩm thạch chất lượng cao. Hình của GIA. Chiết suất của vòng đá đo được 1,54, không đúng chiết suất của cẩm thạch jadeite (1,66) và nepherite (1,61). Khảo sát dưới kính hiển vi thấy có màu nhuộm tụ lại giữa ranh giới các hạt, vùng giữa hai màu thấy các màu nhuộm phủ lẫn nhau. Khảo sát với kính phổ không thấy các vạch của cẩm thạch, vùng màu xanh lục thì cho thấy phổ hấp thu cuối dãy màu đỏ (680 – 700 nm). Vùng màu tím phát quang màu hồng vừa ở tia cực tím sóng dài, cả chiếc vòng phát quang màu trắng hơi xanh từ vừa đến mạnh ở tia cực tím sóng ngắn.

Khảo sát với phổ kế hồng ngoại khẳng định vòng đá đã được tẩm keo và không phải là đá cẩm thạch. Kết hợp với những nghiên cứu khác, xác định chiếc vòng làm từ đá quartzite tự nhiên, cũng là một loại đá đa khoáng như cẩm thạch nhưng khác về thành phần, chủ yếu gồm các hạt thạch anh nhỏ kết thành.

Ngày nay, việc sử dụng đá quarzite tẩm màu để thay thế cẩm thạch thì rất phổ biến vì giá thành rẻ hơn cẩm thạch nhiều lần. Điều này không làm các nhà ngọc học ngạc nhiên, tuy nhiên họ ngỡ ngàng là vì chiếc vòng quartzite này đã được tẩm keo như là các đá cẩm thạch thực sự. Lý giải cho trường hợp này có thể là: Việc tẩm keo giúp màu nhuộm chui vào bên trong đá và bảo vệ màu nhuộm, hoặc là lớp phủ keo có thể đánh lừa được người quan sát, làm họ dễ nhầm đá này là cẩm thạch.

 

Cách đơn giản khảo sát cẩm thạch màu tím tẩm màu

Text Box: Hình 2: Hoa lavender có màu tím, tím hồng, hồng tím. Đá cẩm thạch màu tím mà tiếng Anh gọi là Lavender Jadeite. Từ lavender là tên của một loài hoa có màu tím, tím hồng, hồng tím (hình 2). Phần lớn khách hàng ngày nay ưa chuộng cẩm màu xanh lục, còn màu tím thì ít thích hơn. 

Tuy nhiên cẩm thạch màu tím lại không phổ biến, do đó để có được nhiều cẩm thạch màu tím người ta phải tẩm màu giả vào đá. Việc xác định màu tím trong đá cẩm thạch là nhuộm hay tự nhiên không dễ dàng chút nào.

Chuyên gia đá quý John I. Koivula cho biết theo lý thuyết thì vật liệu dùng làm chất nhuộm màu tím có nguồn gốc hữu cơ. Nếu điều này mà đúng thì khi nung nhiệt độ tăng cao, chất nhuộm này sẽ bị phá hủy và mất màu. Với cẩm thạch màu tím tự nhiên khi bị đốt nóng sẽ không mất màu. J.I. Koivula đã kiểm tra lý thuyết này bằng cách khảo sát 42 mẫu đá, mỗi mẫu đều được cưa đôi. Một nữa số mẫu được đem nung nhiệt, nữa còn lại giữ làm bằng chứng.

  • Các mẫu bị mất màu khi nung (là đá bị tẩm màu tím) biểu hiện:
    • Chưa nung nhiệt, dưới tia cực tím (UV) sóng dài, đá phát quang màu cam mạnh.
    • Dưới tia X, trước và sau khi nung, đá đều phát quang màu tím phớt xanh dương vừa.
  • Text Box: Hình 3: Chiếc nhẫn này được làm từ đá cẩm thạch màu tím tự nhiên có nguồn gốc từ Miến Điện. Các mẫu không bị mất màu khi nung nhiệt (màu đá là tự nhiên (xem hình 3)) biểu hiện:
  • Vẫn giữ màu khi nung đến 1000oC.
  • Sau khi nung, dưới UV sóng dài, đá phát quang màu đỏ hơi nâu rất yếu
  • Dưới tia X, trước và sau khi nung, đá đều phát quang màu tím phớt đỏ đến hồng mạnh.

Như vậy trong trường hợp màu nhuộm là chất hữu cơ thì phương pháp đơn giản nhất để xác định là cho đá phản ứng với tia cực tím sóng dài.

 

 

 

 

Cách xác định màu nhuộm ở ngọc trai

Text Box: Hình 4: Màu hồng thừa hay tụ lại ở đầu lỗ khoan, hoặc tại các vết bề mặt. Đây là dấu hiệu của sự nhuộm màu. Ảnh GIA. Nhiều viên ngọc trai nuôi nước mặn và nước ngọt đã được nhuộm màu hồng sau khi làm sạch bề mặt. Việc nhuộm màu hồng giúp cho nhiều ngọc trai nuôi ở Nhật và Trung Quốc có màu phớt hồng làm nhiều người tiêu thụ thích hơn là màu trắng. Màu nhuộm rất nhạt và kỹ thuật xử lý quá tinh vi nên việc xác định được chúng là không dễ dàng. Tuy nhiên nếu bạn nghi là ngọc bị nhuộm màu thì hãy quan sát dưới kính phóng đại thật kỹ đầu lỗ khoan hoặc tại các dấu vết trên bề mặt, là những nơi màu nhuộm có thể tích tụ nhiều hơn (hình 4).

Nhiều ngọc trai nuôi, đặc biệt là ngọc nuôi nước ngọt ở Trung Quốc đã được xử lý màu. Một số màu nhuộm quá  không tự nhiên nên có thể phát hiện ngay bằng mắt thường, ngược lại thì phải quan sát dưới sự phóng đại mới xác định được.

Text Box: Hình 5: Thiết bị phân tích tìm thấy một lượng bạc rất cao trong lớp xà cừ của ngọc trai, chứng tỏ nó được nhuộm màu đen. Ảnh GIA. Có thể xác định màu nhuộm đen bằng cách nhỏ một giọt acid nitric pha loãng lên mặt viên ngọc. Nếu thấy mất màu đen thì kết luận viên ngọc trai đã bị nhuộm.  Sau khi thử với acid, phải trung hòa và rửa sạch ngay acid bằng xà phòng nước sạch để viên ngọc không bị ăn mòn nữa. Nên chú ý là trước khi thử với acid, phải được sự cho phép của chủ hàng vì acid có thể làm hỏng bề mặt viên ngọc.

Các phương pháp xác định trên hết sức đơn giản và có thể phát hiện ngay việc nhuộm màu ngọc trai. Tuy nhiên chúng không thể xác định được một số viên được nhuộm bằng kỹ thuật cao, trường hợp này phải sử dụng thêm các thiết bị kiểm định cao cấp mới phát hiện được. Như trường hợp nhuộm màu quá dày, việc thử bằng acid không đạt kết quả, phải dùng thiết bị phân tích cao cấp. Sử dụng thiết bị phân tích hóa, tìm thấy một lượng bạc rất cao ở lớp vỏ viên ngọc trai (hình 5) nhờ đó kết luận viên ngọc trong hình đã được nhuộm màu đen với nitrat bạc.

 

Đi du lịch mua sắm các đồ mỹ nghệ nên biết

Text Box: Hình 6: Xâu đeo tay làm bằng một nửa các vỏ ốc, vẫn còn thấy được cấu trúc xoắn ốc của vỏ. Hình của Cty Giám Định Rồng Vàng (RV-SJC). Mùa hè dân ta đổ xô đến các vùng biển để nghỉ mát như Vũng Tàu, Phú Quốc, Mũi Né, Nha Trang, Đà Nẵng… Ngoài thú tận hưởng những ngọn sóng, những dòng nước mát và mặn, còn có một thú vui là đi dạo phố, dạo chợ mua sắm thực phẩm địa phương và quà lưu niệm.

Trong số hàng lưu niệm vùng biển, gồm những đồ trưng bày như vỏ ốc, vỏ tôm hùm, đồi mồi, san hô, đồ gỗ thủ công… còn có những trang sức khá đẹp và trẻ trung được làm bằng những vật liệu tự nhiên. Chúng được tạo thành những chuỗi đeo cổ, xâu đeo tay, nhẫn, mề đay. Giá của chúng thường rẻ, có thể mua để đeo dạng thời trang hay làm quà, rất phù hợp với giới trẻ.

Vật liệu thường là vỏ của các loài nhuyễn thể như sò và ốc. Vỏ ốc có thể để nguyên, hoặc cắt làm đôi để xỏ xâu (hình 6). Ở phần vỏ mỏng thì được cắt thành từng mảnh nhỏ với những hình dạng đặc biệt, ở nơi dày (phần trụ giữa xoắn của vỏ ốc) thì được mài tròn (hình 7). Các vỏ có đặc điểm là độ bóng rất cao, có loại còn có ánh xà cừ rất đẹp. Chúng thường có màu trắng, xám, vàng và cam, để có những màu khác như hồng, xanh da trời, xanh lá cây… thì người ta phải nhuộm. Hầu như chúng tôi chưa thấy các sản phẩm từ ngọc ốc, có lẽ vì chúng cực hiếm và giá trị cao. Các món nữ trang làm từ vỏ ốc có giá rẻ bất ngờ từ 3.000đ đến 30.000đ.

Ngọc trai nuôi cũng được chế tác thành những món nữ trang hoặc bán hạt rời. Thường thì chúng có kích thước nhỏ từ 3 đến 6 mm, màu trắng, ngã vàng hoặc phớt nâu. Theo người bán nói những ngọc trai này có xuất xứ từ Việt Nam như Phú Quốc, Nha Trang. Tuy nhiên dựa vào giá bán rất rẻ, mỗi món từ 8.000 đến 40.000đ, chúng tôi nghĩ rằng chúng có xuất xứ từ Trung Quốc. Việt Nam hiện nay có nuôi được ngọc trai, tuy nhiên sản lượng còn thấp và giá thành cao. Còn Trung Quốc hiện nay là nước sản xuất rất nhiều ngọc trai nước ngọt đủ kích cỡ và chất lượng, loại chất lượng thấp giá cực rẻ.

Ngoài những vật liệu xuất xứ từ biển, còn có các vật liệu từ xương và đá bán quý. Chúng tôi thấy bày bán rất nhiều mề đay màu ngà, hình dạng giống chiếc răng Text Box: Hình 8: Mề đay này làm bằng xương động vật, thoạt nhìn thấy giống răng nanh heo rừng. Hình của RV-SJC. nanh. Phần dưới nhọn uốn cong, phần trên to để trơn hay chạm trỗ tượng phật, phía cuối đầu to có khoen một lỗ để đeo với dây đen. Người bán thường bảo là răng của heo rừng (hình 8). Chúng có giá từ 20.000 đến 50.000đ một cái tùy theo lớn hay nhỏ và chạm nổi hay không. Sau khi mang về xét nghiệm chúng tôi thấy những chiếc răng này thực sự không phải là răng dã thú mà được làm từ xương động vật lớn.

Các nữ trang đá bán quý thấy phổ biến là làm từ vật liệu silic tự nhiên như thạch anh, mắt cọp và agat. Đa số chúng được xâu lại thành sợi để đeo cổ hay tay.

 

Hình 10: Xâu đeo tay làm bằng đá agat(còn gọi là chancedony). Đá mắt cọp và agat đều thuộc về nhóm đá silic như đá thạch anh, chúng khác biệt nhau ở cấu trúc tinh thể và cấu tạo. Hình của RV-SJC.

Hình 9: Xâu chuỗi làm bằng đá mắt cọp. Hình của RV-SJC.

 

Các hạt thạch anh có dạng bất kỳ, nhìn thoáng qua như thủy tinh thường màu ám khói hay không màu. Các hạt mắt cọp được mài thành hình vuông, tròn, oval dẹp có cấu trúc dãi song song, từng dãi là những sợi rất bé nằm kề nhau và ngời sáng. Tông màu chung là vàng cam, nâu và đen. Cấu trúc dãi, sợi và ngời sáng do phản chiếu ánh sáng, tông màu vàng cam là đặc điểm nhận diện đá mắt cọp. Đá agat có cấu trúc lớp song song và hốc ổ li ti với các vi tinh chalcedony. Nó không ngời sáng như mắt cọp, mỗi lớp thường có một màu, có thể là không màu, trắng sữa, xám, nâu, đen. Chúng được mài thành hình vuông, chữ nhật, tròn, đáy bằng, mặt trên mo lên như cabochon, đặc biệt là mài sao cho các lớp đá song song mặt đáy. Các loại nữ trang làm từ những vật liệu silic này giá đắt hơn, có thể từ vài chục ngàn đến 100.000đ.

Text Box: Hình 6: Xâu chuỗi màu đen này làm từ đá hematite tự nhiên, là một khoáng vật dùng làm quặng sắt. Hình của RV-SJC. Một loại vật liệu khác làm nữ trang cũng rất là bắt mắt, đó là hematite tự nhiên. Đây là một khoáng vật dùng làm quặng sắt (Fe2O3). Chúng được mài thành những dạng như thanh chữ nhật ngắn hoặc dài được vát một đầu, dạng hạt tròn, hạt xoắn như lá cây,... Điểm đặc biệt, có lẽ do mài tự động nên hình dạng và kích thước các hạt rất đều. Tất cả đều có màu đen tuyền đều và ánh kim loại. Đặc biệt giá khá rẻ, khoảng từ 10.000 đến 20.000đ một món.

 

 

 

 

 

 

Sáu giá trị trong Hệ thống Phân cấp Cắt mài Kim cương GIA mới

Viện ngọc học Hoa Kỳ (GIA) đã bắt đầu sử dụng Hệ thống Phân cấp Cắt mài Kim cương GIA mới (gọi tắt là hệ phân cấp cắt mài hoặc hệ thống) kể từ đầu năm 2006 (xem mẫu giấy phân cấp mới của GIA ở hình ). Đồng thời GIA đã đưa ra trang web về hệ thống này, mà mọi người trên thế giới có thể truy cập phần mềm miễn phí GIA Facetware để phân cấp viên kim cương bất kỳ lúc nào. Để thấy được giá trị và tính phổ thông của hệ thống này, GIA đã nêu 6 đặc điểm giá trị chính mà hệ thống này có được như sau:

Text Box: Hình 2: Các giấy phân cấp mới của GIA, giấy lớn và nhỏ, bắt đầu sử dụng từ đầu năm 2006. Cả hai đều có 3 thang phân cấp về màu, độ sạch và cắt mài. Thang cắt mài nằm ngoài cùng bên phải, gồm 5 cấp. Hình GIA. 1. Hệ thống có tính khoa học. Hệ phân cấp cắt mài được xây dựng trên sự nghiên cứu kỹ lưỡng, bao gồm nghiên cứu hành vi ánh sáng đi qua viên kim cương được mô hình bởi máy tính và những phân tích thống kê các khảo sát về cắt mài của thành viên từ tất cả các bộ phận thuộc cộng đồng kim cương thế giới. Không dựa vào những định kiến thiên về một số ít tỉ lệ và yếu tố quyết định vẻ đẹp và chất lượng cắt mài trong kim cương tròn, trái lại GIA khảo sát và kiểm tra đường đi của tia sáng dựa vào máy tính trên một vùng rộng lớn của không gian tỷ lệ. GIA đã chứng minh một cách khoa học là nhiều vùng không gian tỷ lệ mà giới kỹ nghệ và cả thương mại dựa vào đó đều cho ra những viên kim cương cắt mài chất lượng tốt.      

2. Hệ thống có tính thực tế. Về mặt trực giác, viên kim cương hấp dẫn sẽ đạt thứ hạng phân cấp cao và kim cương xấu sẽ có hạng thấp. GIA phân chia các cấp cắt mài làm sao cho hệ thống này phù hợp thực tế, tất cả gồm năm cấp (cực kỳ cao, rất cao, cao, trung bình và thấp) dựa trên những giới hạn của nhận thức bằng mắt. Hệ thống cũng giúp cho việc học và dạy thật dễ dàng vì các cấp đều có ý nghĩa riêng và dễ hiểu.

3. Hệ thống có tính toàn diện. Dáng vẻ mặt chính viên đá là phần quan trọng nhất trong hệ thống cắt mài kim cương, nhưng với hệ thống GIA, đó không phải là phần duy nhất. Hệ thống phân cấp cắt mài mới của GIA cũng bao gồm những ảnh hưởng của cắt mài đến trọng lượng và độ vững bền của đá khi chế tác nữ trang hoặc va chạm.  

4. Hệ thống thừa nhận sở thích cá nhân và khu vực. Để xây dựng hệ thống phân cấp cắt mài mới, GIA đã phỏng vấn nhiều người về những sở thích khác nhau về dáng vẻ kim cương. Những sở thích này có thể thay đổi theo từng người, từng vùng và thời gian. GIA đã cố gắng xây dựng hệ thống phân cấp sao cho khắp thế giới có thể dùng được. Trong cùng một cấp cắt mài của GIA, các viên kim cương có thể có những dáng vẻ mặt chính khác nhau nhưng vẻ tổng thể (độ sáng và lửa) của chúng với cấp đã phân là tương đương. 

5. Hệ thống có tính dự báo. Các nhà sản xuất, trước khi mài kim cương từ viên đá thô hoặc mài lại viên kim cương để có cấp cao hơn, muốn biết trước viên đá của họ sẽ đạt cấp nào từ các tập hợp tỷ lệ nào đó. Hệ thống này cho phép họ biết được điều này và sẽ tạo ra viên kim cương đẹp nhất nhờ sử dụng phần mềm miễn phí trực tuyến GIA Facetware gồm các phần “Phỏng đoán cắt mài”, “Quan sát mặt bàn”. Các phần mềm này còn được cài sẵn trong các thiết bị đo kim cương không tiếp xúc trực tiếp (giống như của Sarin và OGI cung cấp).

6. Hệ thống có tính truy cập được. Luôn vì lợi ích chung, do đó GIA xây dựng hệ thống sao cho mọi người có thể sử dụng được. GIA Facetware phù hợp với nhiều định dạng máy tính. GIA có cả một website về Hệ thống Cắt mài Kim cương GIA. Các chuyên gia của GIA đã giới thiệu hệ thống này tại các hội chợ và trung tâm cắt mài chính ở Mỹ và trên thế giới. Từ tháng 1/2006 trở đi GIA cũng đã tổ chức các lớp huấn luyện sử dụng phần mềm GIA Facetware trong nửa ngày.

GIA khẳng định rằng hệ thống phân cấp cắt mài mới của họ sẽ đạt độ chính xác cao và dễ dàng sử dụng cho mọi người và mọi đối tượng.