Bản tin tháng 11/2009

Bao Thể Đồng Trong Thạch Anh “Paraíba” Ở Brazil

Thạch anh “Medusa” ở bang Paraíba, Brazil được biết đến với 2 dạng bao thể (Fall 2005 GNI, trang 271-272). Bao thể dạng hình sứa màu xanh hoặc lục nằm bên trong những tinh thể thạch anh gần như trong suốt, bao thể này thường được cho là “gilalite”- một silicate đồng hiếm gặp. Ngoài ra còn có các tinh thể nhỏ hình kim màu xanh đến lục ở gần bề mặt của viên thạch anh, các bao thể này chưa thể xác định được có phải là khoáng silicate đồng hay không. Gần đây tác giả có mua vài viên thạch anh Brazil, nơi mà thạch anh được bán với tên là thạch anh Paraíba, có chứa một dạng bao thể khác với 2 dạng bao thể kể trên.

Hình 1: Viên thạch anh cabochon 11,68 ct từ Brazil được cho là một loại mới của thạch anh “Paraíba”. Ảnh của J. Hyršl

 

 

 

 

 

 

 

 

Toàn bộ số thạch anh này đều có các đốm vằn nàu nâu đỏ (hình 1) nhưng khi nhìn nghiêng dưới độ phóng đại lớn, thì thành phần của chúng trùng khớp với lớp trên cùng của thạch anh không màu đến phớt tím tiếp xúc với lớp bên trên (lớp được thành tạo sau) chứa nhiều bó sợi mảnh dài khoảng 1mm. Những sợi đặc trưng có màu đỏ đồng rất dễ nhận biết dưới ánh sáng phản chiếu (hình 2).

Hình 2: Thạch anh “Paraíba” mới chứa các bó bao thể đồng tự nhiên (dài đến 1 mm). Ảnh chụp hiển vi của J. Hyršl

Kiểm tra tính dẫn điện của các sợi lộ ra ngoài thì cho thấy chúng là đồng. Hình dáng của chúng thì không phổ biến đối với đồng tự nhiên. Hầu hết chúng ở dạng giả hình của các bó silicate đồng. Ngoài ra ta còn thấy thêm các tàn dư màu xanh trong các bó sợi đồng. Sự chuyển hóa của silicate đồng từ đồng nguyên chất là một minh chứng rõ ràng cho sự biến đổi của môi trường. 

(Theo Jaroslav Hyršl (hyrsl@kuryr.cz), Prague, Czech Republic, trong GemNews, G&G, Spring 2009)


Apatite Sao Lần Đầu Được Nhìn Thấy Trong Thế Giới Đá Quý

     Tại hội chợ đá quý Tucson 2004, một cộng tác viên (MPS) đã thu thập được vài viên được cho là Aquamarine sao từ một công ty Ấn Độ đặt tại Bangkok. Những viên đá quý này được cho làđến từ Ấn Độ hoặc Sri Lanka.

Hình 1: Viên apatite sao nặng 5,63 ct được bán với tên là aquamarine. Ảnh của K. Sieber.

 

 

 

 

 

 

     Mặc dù aquamarine óng ánh nhiều màu là tương đối phổ biến, nhưng aquamarine với sao 4 hoặc 6 cánh là rất hiếm (xem J. Hyršl, bài “Vài loại đá có hiệu ứng mắt mèo và sao bất thường mới”, quyển Journal of Gemmology, Vol.27, No. 8, 2001, trang 456 – 460). Hai vin được gọi là aquamarine sao xem ra có phần khác biệt nên cần nghiên cứu thêm.

      Hai viên cabochon màu lục phớt nâu vừa nặng 5,63 và 6,65 ct được nghiên cứu tại Viện Nghiên Cứu Đá Quý Đức (EPI). Dưới đèn sợi quang chúng cho thấy dạng sao 4 cánh rõ rệt (hình 1). Kiểm tra ngọc học cơ bản cho một chiết suất điểm RI: 1,64 và tỷ trọng SG: 3,18. Những thông số đọc được ấy cũng không khớp với aquamarine và độ cứng Mohs là 5 (kiểm tra trên mặt sau của các mẫu cabochon) cho thấy chúng mềm hơn beryl. Với phổ kế cầm tay thấy rõ một hấp thu kép trong vùng màu vàng. Dưới kính phân cực (2 nicol) các mẫu đủ trong suốt cho thấy hình một trục quang. Tính đa sắc khá mạnh từ không màu đến lục phớt vàng. Những tính chất đó cho biết hai mẫu đá này là apatite.

Hình 2: Bao thể dạng rãnh song song với hình dạng không đều và các mặt nứt nhỏ vuông góc đã tạo nên hiệu ứng sao trong apatite sao. Ảnh chụp hiển vi của K. Sieber.

 

 

 

 

 

 

 

 

       Dưới độ phóng đại, thấy rõ dạng mạng lưới nhỏ song song với nhau, những bao thể dạng ống không đều và những mặt nứt nhỏ vuông góc là nguyên nhân tạo hiệu ứng sao (hình 2). Để mô tả thêm cho những viên apatite bất thường này khi thực hiện việc phân tích dưới phổ huỳnh quang tia X phân tán năng lượng (EDXRF) và phân tích Raman được tiến hành trên cả 2 mẫu đá tại Viện Nghiên Cứu Đá Quý SSEF Thụy Sĩ ở Basel. Phân tích EDXRF phát hiện một lượng lớn Ca, P và một lượng rất nhỏ Cl. Kết quả này chỉ rõ đây là apatite-(CaCl), trước đây được biết với tênChlorapatite. Phân tích Raman xác nhận cho chứng minh này với các đỉnh rõ ràng tại 1058, 1030, 963, 579 và 446 cm-1, chúng phù hợp khi đối chiếu với phổ của apatite.

         Apatite có dải màu khá rộng từ trắng, vàng, lục, xanh, nâu, tím và đen. Mặc dù apatite mắt mèo từng được tìm thấy ở Brazil, Ấn Độ, Nga, Sri Lanka và Tanzania nhưng với những gì chúng tôi hiểu biết thì apatite sao chưa từng được báo cáo trước đây.(Martin P. Steinbach (gstargems@aol.com), Germany, trong GemNews, G&G, Summer 2009)



Đá Spinel Hồng Phớt Tím Từ Tajikistan – Trước Và Sau Cắt Mài

    Tháng 9 năm 2007, khách hàng thường xuyên từ Pakistan, ông Syed Iftikhar Hussain đã đưa ra một lô đá thô spinel được cho là từ Tajikistan (hình 1, trái), gồm 84 viên với nhiều cấp độ trong tone (tông) màu hồng phớt tím, viên lớn nhất nặng 48,5 g. Có rất ít đặc điểm về spinel Tajik được ghi chép trước đây (xem ví dụ của J. I. Koivula và R. C. Kammerling, “Khảo sát một tinh thể quý spinel từ Pamir Mountains”, trongZeitschrift der Deutschen Gesellschaft, Vol. 38, 1989, trang 85 – 88), đến tháng 11 năm 2008, phòng thí nghiệm Bangkok đã may mắn có được cơ hội nghiên cứu 7 viên đá, trong thời gian ngắn, chúng được khách mài từ lô hàng trên (hình 1, phải).

Hình 1: Lô đá thô spinel ở hình trái được cho là từ Tajikistan gồm các viên có trọng lượng tối đa là 48,5 g. Bên phải là 7 viên spinel mài giác nặng từ 9,04 – 28,16 ct được tạo thành từ vài mẫu đá thô này. Hình của Ken Scarratt và Kittayachaiwattana.

     Hầu hết đá thô là các mẫu đã bị gãy, chỉ vài mẫu là còn thấy được tinh thể tám mặt, dạng đặc trưng của spinel. Chúng tôi không thể tiến hành đo chính xác trị số chiết suất RI bởi thiếu các mặt nhẵn nên chúng tôi phải dựa vào các kiểm tra khác. Giá trị cân tỷ trọng SG, vạch phổ xem dưới phổ kế cầm tay, các phản ứng dưới kính phân cực, phát huỳnh quang UV đều phù hợp với spinel. Những khảo sát đó được chứng minh thêm bởi phổ PL (tia laser bước sóng 514 nm được kích hoạt ở nhiệt độ phòng) trên viên đá lớn nhất, viên đá được cho là spinel thiên nhiên. Các bao thể nổi bật nhấtthấy trong các mẫu là các tinh thể euhedral, các bao thể dạng kim và những tinh thể với dải hạt màu trắng dạng đuôi sao chổi “comet tails” (hình 2).

Hình 2: Trong số các bao thể được phát hiện trong các viên spinel thô là một tinh thể euhedral sắc nét (phải, phóng đại 75x) và những tinh thể với dải hạt màu trắng dạng đuôi sao chổi (trái, phóng đại 35x). Hình của Ken Scarratt.

     Sau đó các viên đá thô này được cắt mài, chúng tôi thu thập được các đặc điểm ngọc học cơ bản từ 7 viên đá mài giác ấy. Kết quả khá phù hợp như sau: RI: 1,712 – 1,713; SG: 3,59 – 3,62, phát quang đỏ mạnh dưới UV sóng dài và đỏ yếu đến cam yếu – vừa (vài mẫu có màu phớt lục phấn) dưới UV sóng ngắn; một đoạn vạch phổ tiêu biểu (với vài hấp thu phổ biến trong vùng cam/vàng và một phần ở vùng màu lục) được nhìn thấy dưới phổ kế. Mặc dù chỉ số chiết suất hầu hết là giống với các chỉ số của tinh thể spinel được trình bày bởi Koivula và Kammerling (và một báo cáo về spinel Tajik trong Lab Notes, G&G Spring 1989, trang 39 – 40), nhưng các trị số tỷ trọng SG thì lại hơi khác.

Hình 3: Một trong số các viên spinel mài giác có chứa một mặt tinh thể âm (trái, phóng đại 50x) và một nhóm tinh thể euhedral (phải, phóng đại 20x). Hình của Nicholas Sturman.

     Từ những mẫu đá thô tinh khiết nhất (sạch nhất) được tuyển chọn khá phù hợp cho việc mài giác, do đó không có gì ngạc nhiên khi 6 viên đá mài giác lại có rất ít tạp chất như thế. Viên giọt nước nặng 11,96 ct thấy được hầu hết các đặc trưng bên trong, gồm một tinh thể âm hình tám mặt và vài tinh thể euhedral (hình 3). Các tinh thể âm nhỏ này chỉ là thấy rất mờ trong viên khác. Không may là chưa lần nào các bao thể này được nhận biết trên cả đá thô lẫn đá spinel mài giác bằng phổ kế Raman. Phổ PL trên viên đá mài dạng giọt nước thì khá phù hợp với mẫu đá thô.

(Theo Nicholas Sturman, trong Lab Notes, G&G, Spring 2009)