Bản tin tháng 11/2009 (tiếp theo)

Một Món Trang Sức Đá Chalcedony-Opal 

Chứa Bao Thể Khác Thường

Một món trang sức được tin là loại carnelian (chalcedony màu cam-đỏ) được mượn từ Bảo Tàng Khảo Cổ Học Dobrée ở Nantes, Pháp để nghiên cứu. Viên đá có kích thước~2,7 x 2,3 cm gắn trên cái kẹp cà vạt bằng vàng, được chạm trỗ giống hình ảnh người đàn ông có râu với chiếc khăn quấn trên đầu (hình 1). Có rất ít thông tin về lịch sử của món trang sức này ngoại trừ việc nó được phân loại là sản phẩm từ Hy Lạp. Khăn quấn đầu và phần nền có màu nâu dưới ánh sáng phản chiếu, trong khi những phần chạm khắc còn lại hầu hết là màu cam sậm.

Hình 1: Ánh sáng xuyên thấu, món trang sức bằng chalcedony-opal khác thường (~2,7 x 2,3 cm; Bảo Tàng Khảo Cổ Học Dobrée mã số 927.1.438) cho thấy các dải do sự thay đổi mật độ bao thể hình khối cầu màu cam-đỏ, có thểlà hematite. Hình chụp hiển vi của E. Fritsch.

     Trị số chiết suất RI được đo với nhiều khó khăn khi sử dụng phương pháp chiết suất điểm, chúng dao động từ 1,53 đến 1,55, thấp hơn chút xíu so với chalcedony; tỷ trọng SG không thể xác định vì nó bị gắn trên món trang sức. Món trang sức phát quang màu vàng phớt lục rất yếu dưới UV sóng dài và lục phớt vàng sáng dưới UV sóng ngắn. Mặc dù chalcedony thuần túy thường không phát quang (trơ), đặc tính phát quang này là đặc trưng của opal thông thường chứa uranium, làm tăng khả năng có thể đây là một pha trộn chalcedony-opal.

      Kiểm tra giả thuyết này, chúng tôi thu được từ phổ Raman (sử dụng một phổ kế biến hình Fourier Bruker RFS 100) và so sánh nó với một chalcedony màu xám tham khảo. Những vị trí của các đỉnh sắc nét là giống của chalcedony, nhưng còn có một dấu hiệu một dải rộng nằm bên dưới thấp hơn các đỉnh đặc trưng của chalcedony trong phổ của món trang sức. Trừ phổ trước đây thu thập được từ các họa tiết trên trang sức cho kết quả là có dấu hiệu một dải rộng gần 335 cm-1và một dải còn rộng hơn nữa gần 3000 cm-1, phù hợp với opal-CT. Chúng tôi tiến hành thêm phân tích tính phát quang với phổ kế Jobin-Yvon Fluorolog 3 với mức năng lượng kích thích 315 nm và so sánh phổ của món trang sức với phổ phát quang trước đây của opal. Phổ này có dạng tương tự và các vị trí đỉnh ở 415 nm (sự phát quang của opal thực sự đã được quan sát, còn trên chalcedony thì chưa từng), thêm nữa dấu hiệu phát quang quả thực được bắt nguồn từ thành phần opal (theo E. Fritsch và những người khác, bài “Phát quang của silic nhiều lỗ rỗng bị oxy hóa: xuất phát từ bề mặt của đủ loại đioxyt silic kết cấu cực nhỏ đến siêu nhỏ”, quyểnJournal of Applied Physics, Vol. 90, 2001, trang 4777 – 4782).

 

Hình 2: Vài bao thể trên trang sức là nhẵn và không có lõi, tạo nên dạng lưỡi liềm (trái) hoặc dạng vòng tròn (phải). Ảnh chụp hiển vi của E. Fritsch; phóng đại 180x

      Chúng tôi vì thế mà tin rằng món trang sức được tạo thành từ hỗn hợp chalcedony-opal, chủ yếu trước đây, với thành phần opal nhỏ là nguyên nhân cho sự phát quang và chiết suất khá thấp cũng như cũng như việc có thêm các dấu hiệu từ phổ Raman. Chalcedony phát quang tương tự được biết từ Mexico, nhưng thành phần thực chất trong hỗn hợp với opal là gì thì cũng không được xác định (theo John I. Koivula, 2009).

     Món trang sức còn chứa các bao thể khác thường. Mặc dù nó không hiện diện dưới ánh sáng phản chiếu, ánh sáng truyền qua chứng minh rằng đới màu là do sự thay đổi mật độ của các bao thể màu cam-đỏ, hình khối cầu (xem lại hình 1). Điều này có khả năng chúng có chứa hematite (xem E. J. Gübelin và J. I. Koivula, quyển Photoatlas of Inclusions in Gemstones, Vol. 2, NXB Opinio, Basel, Switzerland, 2005, trang 360). Chúng có đường kínhtừ 0,01 đến 0,4 mm và vài cái có sọc giống như các vân đồng tâm ở ngọc trai. Một vài bao thể thì nhẵn với một lõi rỗng, làm chochúng có dạng hình lưỡi liềm hoặc dạng vòng tròn (hình 2). Xét về kích cỡ những bao thể này thì hematite tạo thành chúng là khá thuyết phục, khi thấy sự hiện diện màu cam-đỏ (hơn là màu xám kim loại). Khăn quấn đầu và phong nền của món trang sức chứa rất ít bao thể, trong khi phần mặt và đặc biệt là các lớp tóc thì dày đặc những bao thể này. Màu sắc của bao thể hematite phù hợp với kiểu của carnelar hiện diện trong món trang sức.

(Theo Emmanuel Fritsch, Yves Lulzac, Benjamin Rondeau, France, trong GemNews, G&G, Summer 2009)

 

Tourmaline Chứa Đồng Có Màu “Lilac” (tím nhạt) Ở Nigeria

      Tại Hội chợ đá quý Tucson 2009, Bill Barker (Barker & Co., Scottsdale, Arizona) trưng bày vài viên tourmaline chứa đồng, người cung cấp hàng của ông cho biết chúng là từ một mỏ đá mới tại Nigeria. Các viên đá có màu hồng – tím nhạt (“lilac” pink) nổi bậc và được cho rằng không phải do xử lý nhiệt (hình 1). Ông thu mua các viên đá thô vào tháng 6 năm 2008 tại hội chợ JCK ở Las Vegas và đem mài giác được~400 ct, trong đó có viên nặng đến~15 ct. Các đá thô bao gồm các tinh thể bị gãy, một số viên có viền màu lục. Thử nghiệm xử lý nhiệt được tiến hành bởi ông Barker cho thấy không có sự thay đổi màu sắc trong tourmaline hồng hoặc lục.

Hình 1: Nigeria đưa tin về nguồn đá tourmaline chứa đồng, có màu “lilac-tím nhạt” không xử lý nặng từ 6,35 – 13,92 ct. Ảnh của Robert Weldon.

     Ông Barker đã tặng vài mẫu đá thô tourmaline màu hồng/lục cho GIA và phân tích LA-ICP-MS tám viên đá do tiến sĩ nghiên cứu khoa học, ông Mike Breeding cho thấy có 0,03 – 0,08 % khối lượng CuO trong các viên hồng và 0,05 – 0,1 % khối lượng CuO trong các viên lục. Các mẫu này cũng chứa một lượng rất nhỏ đến vi lượng nguyên tố Fe (chủ yếu là trong tourmaline lục), Mn, Ca, Zn và dấu vết đáng kể của Ti, Ga, Pb và Sr. Hàm lượng đồng trong tuormaline hồng/lục này tương tự trong các mẫu tourmaline xanh phớt lục từ Nigeria được miêu tả trong GNI Spring 2002 (trang 99 – 100), nhưng lượng đồng tập trung đo được trong tourmaline Nigeria thì thấp hơn nhiều, theo báo cáo trong GNI Fall 2001 (trang 239 – 240) và GNI Winter 2007 (trang 384 – 385).(Theo Brendan M. Laurs, trong GemNews, G&G Fall 2009)


Citrine Từ Andogologo, Madagascar

      Quặng Citrine tự nhiên thường không phổ biến và hầu hết citrine được tạo ra từ amethyst xử lý nhiệt. Một nguồn citrine không bị xử lý mới được phát hiện ở vùng trung tâm Madagascar, Andongologo, tọa lạc cách 24 km về phía tây nam Antsirable, tọa độ 19o59.510’S và 46o50.884’E. Trong một vài năm quặng chỉ được khai thác với các loại đá thạch anh pha lê, nhưng vào tháng 2 năm 2009 phát hiện một số mỏ mới có chứa citrine và thạch anh ám khói. Bằng công cụ cầm tay đơn giản, 14 thợ mỏ đã đào hầm và mỏ sâu đến 15m và đã khai thác được 300 kg citrine.

Hình 1: Đặc trưng của thạch anh Andogologo (có viên dài đến 25 cm) là có đới màu ám khói bên ngoài và có lõi màu citrine. Vài tinh thể có cả hai mặt chóp dài đến 30 cm. Hình của F. Danet.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

     Citrine được khai thác từ các mạch thạch anh được bao quanh bởi quartzite tiền cambri bị phong hóa. Các mạch rộng đến 0,5 m và các hốc chứa đầy tinh thể thạch anh ám khói và citrine hình lăng trụ. Các tinh thể có hình dạng hoàn hảo (một số viên có 2 chóp) và chiều dài đến 30 cm (hình 1). Các chóp và rìa tinh thể có màu ám khói nhưng trong lõi của chúng là màu vàng phớt nâu. Theo hiểu biết của các cộng tác viên thì thạch anh là khoáng duy nhất được thấy trong các hốc này.

Hình 2: Các viên citrine mài giác nặng 83 và 138 ct từ Andogologo. Ảnh của F. Danet

 

 

 

 

 

 

 

 

      Nhiều viên citrine trong suốt và người cộng tác này cũng cho biết các viên mài giác cân nặng từ 30 đến 385 ct trong khoảng 4.000 carat đá được cắt mài. Màu của các viên mài giác thay đổi từ vàng tái nhạt đến vừa đến vàng phớt nâu (hình 2). Khoáng vật cho thấy tính lưỡng hướng sắc vừa, chỉ số chiết suất của 17 viên đá từ 1,544 – 1,554 (độ lưỡng chiết 0,009). Không thấy các bao thể trong các mẫu cắt mài được nghiên cứu.

      Trong lịch sử, nguồn citrine chính là ở Madagascar, tọa lạc cách 110km về phía tây Antsirable, trên đỉnh núi Bevitsika (đàn kiến). Citrine Bevitsika cũng được bao quanh bởi mạch thạch anh dạng quartzite tiền cambri. Trong vòng ít nhất 20 năm, một lượng lớn citrine và tinh thể đá tự nhiên được khai thác ở đó không thường xuyên trong suốt mùa khô (tháng 5 đến tháng 11). Tuy nhiên trong 2 năm qua không có sản phẩm từ Bevitsika.

(Theo Fabrice Danet (fadanet@moov.mg), Madagascar, trong GemNews, G&G, Summer 2009)


“Emerald Thỏi Đường” Từ Brazil

      Năm 2007, John Papajoihn và Cesar Menezes từ công ty khai thác đá thô và đá màu quốc tế JP (Campo Formoso, Bahia) đã phát hiện một số tinh thể beryl bất thường (hình 1) trong khi khai mỏ ở phía bắc bang Bahia, Brazil. Khai thác ở độ sâu 180 m và thu được 1 tấn khoáng, bao gồm 600 kg dạng tinh thể đẹp. Trong 5 mỏ của công ty tại núi Serra de Jacobina ở Canaiba gần Campo Formoso lúc đầu khai thác hầu hết là emerald màu tối và các mẫu khoáng vật diệp thạch mica. Tuy nhiên khoáng vật từ việc khai thác này thường là loại bán trong và có màu lục phớt xanh, với các vân lốm đốm trắng và hình dạng giống thân cây tre. Nhiều tinh thể sáu cạnh đẹp cũng cho thấy rõ các dãi đới sáu cạnh phớt trắng. Từ cái nhìn đầu tiên thì khoáng vật giống amazonite nhưng nó có ánh mạnh hơn do độ cứng beryl lớn hơn.

Hình 1: Các viên “Emeral thỏi đường” nặng104 và 77,6 g này được tìm thấy tại bang Bahia, Brazil. Ảnh của H. Serras-Herman.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

     Hầu hết khoáng vật của công ty JP mài thành hạt, các miếng mài bóng và chạm khắc. Họ đã trưng bày tại hội chợ đá quý Tucson 2008 các khoáng vật quý và các mẫu tinh thể với nhãn hiệu “Emerald thỏi đường”. Người cộng tác này mua một số viên đá và đưa chúng vào bộ sưu tập nữ trang được giới thiệu ở hội chợ Tucson 2009 (hình 2).

Hình 2: Các viên “Emeral thỏi đường” được gắn trên chuỗi cổ với điểm nhấn là miếng emeral mài bóng nặng 88 ct, 430 ct emeral dạng hạt, 1 viên black opal và 1 viên opal lửa. Hình của H. Serras-Herman

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

      Mặc dù JP tiếp tục khai thác khoáng vật như thế nhưng không thấy viên beryl như thế này nữa. Đến bây giờ “emerald thỏi đường” được coi là vật kỳ dị của tự nhiên, một trong số những viên đá hiếm đó có lẽ không bao giờ được thấy lần nữa.

(Theo Helen Serras-Herman (helen@gemartcenter.com), Rio Rico, Arizona, trong GemNews, G&G, Summer 2009)