Bản tin tháng 12/2010 (tiếp theo)

Bán Ngọc Trai Có Hình Dạng Rất Khác Thường

Hình 7: Vỏ sòPinctada maxima(25 x 22 cm) chứa bán ngọc trai hình con cá. Ảnh của T. Hainschwang.

     Bán ngọc trai là loại ngọc trai còn dính trong vỏ động vật thân mềm (nhuyễn thể) chủ và có thể là tự nhiên hay nuôi cấy. Bán ngọc trai tự nhiên có thể có được do các lớp ngọc trai hình thành một cách không chủ ý trên lớp vỏ của động vật thân mềm sau đó gắn chặc vào lớp vỏ bên trong, cuối cùng được kết nối như các lớp khác của lớp xà cừ và nó tiếp tục được phủ lên. Bán ngọc trai tự nhiên cũng được hình thành khi các loài ký sinh (giun và những sinh vật khác) tấn công động vật thân mềm, thường đục từ bên ngoài vào lớp vỏ. Động vật thân mềm tự bảo vệ nó bằng cách hình thành lớp xà cừ quanh sinh vật xâm nhập và bán ngọc trai hình thành thường có hình dạng giống với động vật gốc.

     Mới đây nhóm tác giả có cơ hội phân tích một bán ngọc trai thiên nhiên hiếm gặp, có hình dạng của một con cá hay một con lươn được hình thành trong con trai biểnPinctada maximacỡ lớn (hình 7). Loài 2 mảnh này có xuất xứ từ Philippine, đo được 25 x 22 cm; bán ngọc trai dài 11 cm. Để nghiên cứu động vật gốc của mẫu này, chúng tôi phân tích bằng hệ thống X quang nguyên mẫu “Buồng đen” của phòng nghiên cứu đá quý sử dụng bộ đầu dò tia X kỹ thuật số có độ phân giải cao. Phim X quang cho thấy rõ vẫn còn một con cá thon, dài bên trong bán ngọc trai (hình 8). Sọ và vây cá của nó thấy rất rõ.

 

Hình 8: Phim X quang cho thấy vẫn còn một con cá bên trong bán ngọc trai. Để so sánh, ảnh nhỏ bên dưới là một mẫu được bảo quản của loài cá ngọc traiOnuxodon parvibrachium(nguồn: Chương trình lưu trữ kỹ thuật số quốc gia, Đài Loan).

     Cá được xác định là một loại trong họ cá ngọc trai “pearlfish” (Carapidae), rất giống loàiOnuxodon parvibrachium(được mô tả bởi Fowler, 1927). Loài này được biết đến như cá ngọc trai biển (hình 8, hình nhỏ) do sự hội sinh của nó với loài hai mảnh lớn như nhiều loàiPinctada(D. F. Markle và J. E. Olney, “Hệ thống phân loại cá ngọc trai (Pisces: Carapidae)”,Tập San Ngành Khoa Học Biển, số 47, Vol.2, 1990, trang 269 – 410). Trong mối quan hệ hội sinh, 2 sinh vật sống với nhau trong đó một bên có lợi trong khi bên khác không có lợi cũng không bị hại. Trong trường hợp này cá có lợi từ việc có chỗ trú trong vỏ động vật thân mềm.

     Khi một con cá như thế chết bên trong động vật chủ, nó có thể bị phủ bởi lớp xà cừ, điều đó tạo cho ta kết quả đáng chú ý như mẫu này. Những bán trong trai tương tự cũng được ghi lại với loàiCarapus dubius(Putnam, 1874), cá ngọc trai Thái Bình Dương.

(Theo Thomas Hainschwang (thomas.hainschwang@gemlab.net), Phòng nghiên cứu đá quý Balzers, Liechtenstein, Thomas Hochstrasser (www.naturalpearls.ch, Dorflingen, Switzerland) và Toni Burgin (Bảo tàng thiên nhiên, St. Gallen, Thụy Sỹ), trong Gem News Interational, G&G Winter 2009)

 

Thông Tin Mới Cập Nhật Về Ruby Từ Mozambique

     Tháng 9 năm 2008, có một loại ruby xuất hiện ở thị trường Tanzania, nó đến từ một mỏ mới ở vùng M’ sawize của tỉnh Niassa, Mozambique. Sau đó tháng 2 năm 2009, một mỏ ruby thứ hai được phát hiện ở tỉnh lân cận của Cabo Delgado, ở giữa Pemba và Montepuez. Phòng giám định GIA đã từng mô tả ruby Mozambique trong 2 tài liệu (xem V. Pardieu và những người khác,www.giathai.net/pdf/Niassa_Mozambique-Ruby_September13_2009.pdfvà S. F. McClure và J. I. Koivula, Fall 2009 GNI, trang 224 – 226). Tháng 11 năm 2009, một trong những cộng tác viên của chúng tôi (VP) đến M’sawize đã cung cấp thêm tài liệu về mỏ và thu thập một số mẫu cho bộ sưu tập nghiên cứu của GIA.

Hình 9: Mỏ ruby nằm gần làng M’sawize, Mozambiwue thuộc Khu Bảo Tồn quốc Gia Niassa. Ảnh của V. Pardieu.

     Địa điểm khai thác (hình 9) nằm cách khoảng 40 km về phía đông nam M’sawize, ở một vùng hẻo lánh thuộc Khu Bảo Tồn Quốc Gia Nassia. Tháng 7 năm 2009, những người thợ thủ công bị chính quyền đuổi ra khỏi vùng này. Sau đó khu bảo tồn tiến hành nghiên cứu các giải pháp để đối phó với việc khai thác bất hợp pháp ở khu được bảo vệ này. Khu đất khai thác ruby này có kích thước ~400 x 200 m và các hố được đào bằng tay sâu đến 12 m. Các hố này khai thác các tàn tích eluvi và các quặng nguyên thủy bên dưới. Ruby được hình thành trong các mạch xâm nhập gneiss bị phong hóa, có thể là của hợp chất dioritic (Dr. Walter Balmer, pers. comm., 2009). Các khoáng dưới đây kết hợp với ruby gồm: actinolite, anorthite, scapolite, diopside và epidote. Mica và garnet đỏ cũng được chú ý ở vùng này. Ruby được tìm thấy ở M’sawize rất giồng với ruby được miêu tả bởi Pardieu và những người khác (2009) từ màu hồng đến màu đỏ đậm, thường có dạng tấm và nặng đến 40 g. Một số có dạng bên ngoài óng ánh.

     Chúng tôi cũng cố gắng đến mỏ Montepuez nhưng không được do tình trạng căng thẳng giữa cảnh sát và những thợ mỏ bất hợp pháp. (Tháng 10 năm 2009, chính quyền địa phương đã thuyết phục hầu hết những thợ mỏ và những người buôn rời khỏi vùng này, trong khi đó những người chủ của trang trại tư nhân nằm quanh vùng chứa quặng thì được cấp giấy phép khai thác cùng với công ty Thái Lan) Nhiều lô ruby được giới thiệu từ Montepuez (hình 10) được thấy ở thành phố Mozambique thuộc Nampula và Pemba. Khoáng này giống với các viên đá được mô tả bởi McClure và Koivula (2009) và thường có màu đỏ đậm hơn và có hình dạng dẹp hơn ruby M’sawize. Các bao thể khoáng (phần lớn là amphibole) thì phổ biến hơn và nhiều viên đá có màu trắng đục.

Hình 10: Ruby từ Montepuez (trong ảnh dài đến 17 mm) có màu đỏ đậm hơn và hình dạng dẹp hơn đá từ Niassa. Ảnh của V. Pardieu.

     Nhiều viên ruby M’sawize mài giác, không xử lý, đẹp (thường được gọi trong thương mại là ruby “Mozambique”, “Lichiga” hay “Niassa”) nặng đến 5 ct đã xuất hiện ở thị trường Bangkok từ cuối năm 2008, mặc dù hầu hết các viên đá không xử lý chất lượng đẹp thường có trọng lượng < 2 ct. Khoáng vật vùng Montepuez, có kích cỡ và chất lượng tương tự đã từng xuất kiện ở Bangkok trong mùa hè năm 2009. Theo những người mua và những người xử lý đá ở Thái Lan, chỉ có khoảng 5 – 10% sản lượng Mozambique đủ đẹp để bán mà không cần phải nung nhiệt, trong khi đó những khoáng có chất lượng thấp hơn (chiếm ~70 – 85% sản lượng) thì phải qua xử lý lấp đầy thủy tinh chì. Số đá thô còn lại thì qua xử lý nhiệt thường trong dòng dung môi borax. Ruby Mozambique lấp đầy thủy tinh (nặng đến 20 ct) thực chất đã xuất hiện trên thị trường Thái Lan từ 2006 – hầu hết đều từ Ruombeze, Mozambique.

     Nếu việc tranh chấp về quyền khai thác tại hai mỏ ruby mới ở Mozambique được giải quyết thì chúng sẽ là nguồn cung cấp ruby Châu Phi quan trọng, đây là một trong những nguồn thay thế hấp dẫn cho ruby Myanma.

     Chúng tôi rất cảm ơn Khu Bảo Tồn Quốc Gia Niassa và Moses Konate of Mozambique Gews (Nampula) đã hỗ trợ chúng tôi suốt cuộc khảo sát thu thập tài liệu.

(Theo Vincent Pardieu (vincent.par@giathai.net) và Pantaree Lomthong, phòng giám định GIA, Bangkok. Jean Baptiste Senoble (Paris, France), Lou Pierre Bryl (Gaspé, Canada) và Stephane Jacquat (Geneva, Switzerland), trong Gem News International, G&G Winter 2009)