Kim cương xử lý hỗn hợp màu và độ sạch đã xuất hiện ở Việt Nam (Bản tin tháng 07/2009)

Kim cương xử lý hỗn hợp màu và độ sạch đã xuất hiện ở Việt Nam

Phương pháp xử lý lấp đầy và phủ màu đã có từ lâu và được áp dụng trên nhiều loại đá quý nhằm cải thiện vẻ đẹp và chất lượng, làm cho chúng có giá trị cao hơn. Chúng ngày càng được cải thiện để bền và tự nhiên hơn, nhưng thường gặp vẫn chỉ được xử lý theo một phương pháp. Tuy nhiên gần đây Cty TNHH Giám Định Rồng Vàng SJC đã dịp giám định một viên kim cương tròn giác cúc màu vàng nâu, kích thước 6,4 – 6,6mm đã bị xử lý bằng cả 2 phương pháp trên cùng một lúc.

 

Hình 1: Hiện tượng tróc lớp màu trên mặt giác và cạnh giác. Phóng đại 50X.

Hình 2: Hiện tượng loang lổ màu trên các mặt giác. Phóng đại 40X.

Hình 3: Hiện tượng lóe sáng nhiều màu trong mặt nứt dưới ánh sáng phản chiếu. Phóng đại 40x.

Điều đầu tiên gây sự nghi ngờ là chúng có ánh kim loại cao khác với ánh của kim cương. Tuy nhiên khi xác định các đặc điểm ngọc học và đo tỷ trọng thì chúng đúng là kim cương.

Quan sát dưới kính hiển vi với ánh sáng phản chiếu thấy có hiện tượng tróc lớp màu ở các mặt giác và các cạnh giác (hình 1); Lớp màu phủ trong trường hợp này không bền, chúng trở nên loang lổ khi tiếp xúc một thời gian với alcohol, để lộ phần nhạt màu hơn rất nhiều (gần như trắng) ở bên trong (hình 2), điều này cũng rất lạ. Đồng thời khi quan sát các khe nứt cũng thấy hiện tượng lóe sáng nhiều màu khi lắc viên đá (hình 3) – đây là dấu hiệu các khe nứt đã được lấp đầy bởi một chất nào đó – thông thường đó là loại keo hoặc nhựa đặc biệt có chiết suất gần giống với chiết suất kim cương. Qua đó xu hướng áp dụng hỗn hợp nhiều loại xử lý trên một viên đá để đạt được nhiều mục đích ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới và đã bắt đầu xuất hiện ở thị trường Việt Nam.

Ametrine mới ở mỏ Anahí (Bài viết của Robert Weldon, G&G Spring 2009) 

Mỏ Anahí ở Đông Nam Bolivia, gần biên giới với Brazil đã đóng góp một sản lượng ổn định kể từ khi nằm dưới quyền kiểm soát của tư nhân vào năm 1990. Mỏ được biết đến nhiều nhất nhờ Ametrine (amethyst-citrine) một loại thạch anh thể hiện 2 màu chủ đạo, màu tím và vàng (xem P. M. Vasconcelos và những người khác., “The Anahí ametrine mine, Bolivia”, Spring 1994 G&G, trang 4 - 23).

Bolivia là nguồn cung cấp có tính thương mại duy nhất trên thế giới về loại đá quý này. Chủ mỏ Ramiro Rivero đã thay đổi các hoạt động trong những năm gần đây để kiểm soát tốt hơn sản lượng, cắt mài, sản xuất nữ trang và các hoạt động bán lẻ, thiết lập một cách rõ ràng dây chuyền giám sát từ mỏ ra đến thị trường cho các sản phẩm của ông ấy (xem Winter 2001 GNI, trang 334 – 335. Vào tháng 8 năm 2008, các nhân viên GIA đã tham quan Anahí để quay phim và tường thuật về các hoạt động từ mỏ ra đến thị trường. Mỏ Anahí hiện nay thuê mướn 74 nhân công và hoạt động trong 5 đường hầm lò (xem hình 1 và 2). 

Hình 1: Tại mỏ AnahíBolivia, người công nhân đẩy xe chở đầy nguyên liệu quặng có chứa thạch anh mà chúng sẽ được rửa sạch và phân loại sơ khởi. Hình của R. Weldon.

Hình 2: Đường hầm lò này tại mỏ Anahí cho thấy rất nhiều các tích tụ thạch anh. Hình của R. Weldon.

Công ty cũng đã bắt đầu xử lý đống chất thải để thu hồi nguyên liệu hiện nay phổ biến trên thị trường như loại amethyst nhạt màu (ở Bolivia gọi là anahita). Tận dụng lợi thế nguồn cấp nước ngầm dồi dào, các nhân công rửa quặng tại chỗ và sau đó phân loại sơ khởi chúng trước khi vận chuyển đến Minerales y Metales del Oriente, nhánh sản xuất của Rivero ở Santa Cruz, một thành phố của Bolivia. Sản lượng của mỏ Anahí thấp hơn một thập niên trước, nhưng Rivero duy trì là do hiệu quả cao hơn trong khai thác, phân loại và cắt mài đã giảm được lượng đá thô cần thiết cho các hoạt động giá trị cộng thêm. Thế mà mỏ vẫn cho ra từ 2.500 – 3.500kg vật liệu chất lượng quý từ 120 tấn quặng thạch anh mỗi năm. Tính trung bình sản lượng Amethyst cao nhất (44%), tiếp theo là Ametrine (33%) và Cintrine (23%); Ametrine vẫn là sản phẩm sinh lợi nhất. Tỷ lệ Ametrine thực tế đã tăng (từ 20% một thập niên trước) do sự thành công của Rivero trong tiếp thị các đá quý mà không cần thiết phải thể hiện sự tách bạch truyền thống giữa màu của amethyst và citrine.

Hình 3: Ametrine ở mỏ Anahí được cắt mài để tối đa hóa sản lượng trong khi cũng hòa trộn các màu vàng và tím. Viên bên trái nặng 33,55ct được cắt bởi Dalan Hargrave; viên nặng 44,23ct bên phải được mài giác ở Bolivia. Hình của R. Weldon.

Vào những năm đầu của mỏ Anahí, ametrine đã thường được mài giác dạng emerald cut thể hiện sự phân ranh giới màu sắc rõ ràng bắt chước sự hấp dẫn của tourmaline 2 màu. Nhưng cắt mài ametrine để màu phân chia đều làm bỏ phí nhiều thạch anh. Trong khi các đá quý cắt dạng fancy đã lâu không quan tâm đến sự phân ranh giới màu tím-vàng thích hợp cho các dạng cắt tự do (free-form shape), ngày nay Minerales y Metales del Oriente chú trọng vào sự phối màu trong nhiều dạng truyền thống hơn (vd như hình tròn, giọt nước…). Chiến lược này làm tối đa hóa lợi nhuận. Đi kèm với màu tím, kết quả của màu trộn hỗn hợp có thể thể hiện màu của quả đào hoặc đỏ cam đậm khi xem từ trên mặt bàn, hình 3. 

Trong nhiều năm Minerales y Metales del Oriente đã phát triển một kiểu cắt mài riêng và nguyên mẫu thiết kế nữ trang đầu tiên, nhưng đã hợp đồng với các nhà sản xuất nước ngoài cho mức sản lượng cao. Cho đến gần đây, họ đã làm việc với nhà máy sản xuất nữ trang và cắt mài đá quý ở Trung Quốc. Với khủng hoảng kinh tế toàn cầu, ngày nay công ty đang sản xuất tất cả đá quý đã cắt mài và nữ trang thành phẩm ở Santa Cruz.

Thủy tinh nhân tạo thay đổi màu khi được chiếu đèn

 (Bài của Chiara Perenzan và Michael S. Krzemnicki, G&G Spring 2009 )

Hình 1: Viên thủy tinh nhân tạo thay đổi màu này nặng 9,57ct trước có màu vàng nhạt (trái), sau có màu xám phớt xanh đậm khi phơi sáng với đèn sợi quang. Hình của Luc Phan, © SSEF.

Viện ngọc học Thụy Sĩ gần đây đã phân tích một viên oval mài giác đã được bán ở Ấn Độ  như là loại “đá quý ngoài Trái Đất”. Vật nặng 9,57ct này bên ngoài màu vàng nhạt khi nó được lấy ra khỏi giấy gói và xem với đèn ánh sáng nóng (đèn dây tóc) (hình 1, trái). Tuy nhiên khi phơi sáng dưới đèn sợi quang halogen mạnh trong một vài giây, nó đã chuyển qua xám phớt xanh đậm (hình 1, phải). Ánh sáng ban ngày cũng ảnh hưởng tương tự, nhưng yếu hơn. Phơi sáng dưới ánh sáng cực tím sóng dài dẫn đến kết quả là ít tỏ ra thay đổi màu, dưới tia UV sóng ngắn chỉ quan sát được sự thay đổi màu rất nhẹ. Khi mẫu được nung nóng trong nước đến khoảng 80oC, sự thay đổi màu nhanh chóng đảo ngược, nhưng với bước trung gian mà khi đó viên đá chuyển qua màu nâu (hình 2). 

Hình 3: Phổ hấp thu UV-VIS thể hiện sự khác nhau dưới ánh sáng vàng nhạt, xám phớt xanh và màu nâu của mẫu thủy tinh nhân tạo thay đổi màu.

Hình 2: Sự đảo ngược màu này có giai đoạn trung gian màu nâu. Đốm màu sậm trong hình là do tia laser Raman. Hình của Luc Phan, © SSEF.

Chuỗi thay đổi màu đảo ngược giống vậy cũng đã quan sát được mà không cần đốt nóng khi mẫu được giữ trong bóng tối một vài giờ. Trong quang học, sự thay đổi màu đảo ngược như vậy dưới ánh sáng được gọi là hiệu ứng thay đổi màu theo ánh sáng với tỷ lệ đảo ngược là độc lập với nhiệt độ (ví dụ tăng nhiệt độ làm tăng sự đảo ngược). Các thí nghiệm ngọc học tiêu chuẩn đã xác lập các đặc tính sau: chiết suất RI-1,524; tỷ trọng SG-2,395; phản ứng dưới ánh sáng phân cực-đẳng hướng; huỳnh quang UV: sóng dài-lục nhạt, sóng ngắn-vàng phấn. Không ghi nhận được tia phóng xạ với máy đếm hạt Geiger và xem xét dưới kính hiển vi đã cho kết quả không có bao thể nào. Phổ EDXRF thể hiện phần lớn Si và Al, kèm theo là K, Ca và Ti là các thành phần phụ, ngoài ra còn thấy các dấu vết của Pb, Zr, Ag và Br. Dựa trên các đặc điểm ngọc học dữ liệu hóa học và sự thiếu vắng các bao thể, chúng tôi đã xác định vật liệu là loại thủy tinh nhân tạo thay đổi màu theo ánh sáng. Phổ Raman đã thể hiện không có đỉnh đặc biệt, nổi bật đặc trưng của trạng thái vô định hình. Điều thú vị là tia laser màu lục đậm của tia Raman (514nm) đã tạo ra một điểm xám đậm đảo ngược trên viên đá (xem lại lần nữa hình 2), tương tự như màu tạo ra khi phơi sáng dưới đèn sợi quang. Sử dụng phổ kế xách tay trong vùng cực tím-vùng thấy được của SSEF, chúng tôi đã nghiên cứu các đặc điểm đặc trưng hấp thụ đối với mỗi trạng thái màu: vàng, xám phớt xanh và nâu (hình 3).

Một vài loại đá nhái tẩm màu bất thường

(Bài viết của Benjamin Rondeau, Emmanuel Fristch, Blanca Mocquet và Yves Lulzac, G&G Spring 2009 )

Hình 2: Viên đá dạng đĩa bị thủng lỗ này (trái, đường kính 50, dày 11 mm), được bán như là chalcedony đỏ, thật ra là Antigorite tẩm màu. Mẫu bị vỡ do tai nạn, thể hiện sự tập trung màu đỏ trong các khe nứt (phải). Hình của B. Mocquet.

Các nhà nghiên cứu ở đại học Nantes gần đây đã giám định 2 loại đá thời trang nhái từ loại vật liệu tẩm màu hiếm khi được sử dụng như các loại đá nhái. Loại đầu tiên gồm 2 viên oval mài giác (nặng 5,52ct và 7,12ct, ví dụ hình 1, trái) được bán như là Ruby ở Jaipur, Ấn Độ. Với độ phóng đại, nó hiện ra với màu đỏ tập trung trong các khe nứt; mặt khác viên đá gần như không màu (ví dụ hình 1, phải). 

Hình 1: Viên oval mài giác bên trái (7,12ct) được bán như là ruby, nhưng được chứng minh là grossular tẩm màu. Xem xét kỹ thêm đã cho thấy sự tập trung màu đỏ trong các khe nứt(phải). Hình của B. Rondeau (trái) và B. Mocquet (phải).

Các mẫu có chiết xuất đơn (RI = 1,738) và tỷ trọng SG=3. Các giá trị này phù hợp với Grossular (thuộc nhóm Garnet). Phổ Raman biến đổi Fourier thu được bằng phổ kế Bruker RFS 100 đã thể hiện các đỉnh 877, 828, 550, 419 và 374nm-1, cũng phù hợp với Grossular. Thành phần hóa học được đo với máy JEOL 5800 SEM trang bị đầu thu khuếch tán năng lượng nguyên tố Germani độ phân giải cao Princeton Gamma Tech IMIX-PTS hoạt động với hiệu điện thế gia tốc là 20kV, dòng điện 1nA và góc chếch 37o. Chúng tôi đo được thành phần hóa học (theo %): gần 14,8% Si, 15,0% Ca, 9,5% Al, 0,1% Mn, 0,7% Fe và 59,7% O; phân tích cả 2 mẫu đã chỉ thể hiện sự khác biệt nhẹ nhỏ hơn 0,2%. Điều này đã chỉ ra gần như toàn bộ là grossular, một vật liệu hiếm khi gặp. Loại thứ 2 có dạng đĩa thủng lỗ màu đỏ, hay còn gọi là dạng pi (đường kính 50mm, dày 11mm, hình 2), mà được bán như là chalcedony đỏ. Nó được mua lúc còn nguyên và sau đó bị vỡ do tai nạn. Khi phần bên trong của mẫu là không màu (hình 2, phải), người chủ suy diễn đúng rằng viên đá đã được tẩm màu và bà ấy đã đưa đến phòng thí nghiệm của chúng tôi để xác nhận. Một lần nữa, màu đỏ xuất hiện tập trung trong các khe nứt. 

Mẫu có chiết suất đơn (RI = 1,559) với tỷ trọng SG là 2,60, các giá trị phù hợp với serpentine. Phổ Raman đã thể hiện các đỉnh 1048, 685, 644, 532, 461, 378 và 231 cm-1, và thành phần hóa học (theo phần trăm) là 16,96% Si, 24,05% Mg, 0,42% Al và 58,58% O. Cả 2 bộ dữ liệu cũng đều đã biểu thị là serpentine. Phân tích bột nhiễu xạ tia X với máy đo nhiễu xạ tia X INEL CPS 120 đã cho kiểu phổ của Antigorite (thuộc nhóm Serpentine). Cụ thể, đỉnh 59,06o20 là duy nhất trong các khoáng nhóm serpentine. Cả garnet và serpentine phát huỳnh quang màu cam tươi cả dưới tia cực tím sóng dài và sóng ngắn. Phát quang màu cam là bất thường đối với Serpentine cũng như các loại Garnet thường xuất hiện đặc trưng màu đỏ. Làm sạch các mẫu với acetone đã loại đi một ít màu đỏ tẩm. Rất hiếm khi Garnet được tẩm để nhái Ruby hoặc Serpentine được tẩm để bắt chước Chalcedony. Việc sử dụng các vật liệu đá quý không thông dụng như là vật liệu ban đầu – gần như hoàn toàn là Grossular và Antigorite – làm cho các mẫu này có sự chú ý đặc biệt.

Spinel tự nhiên và nhân tạo thú vị

 (Bài viết của Garan Choudhary, phòng thí nghiệm đá quý Jaipur, Ấn Độ )

Hình 1: Các viên Spinel này (trái, 7,91 ct; phải, 4,73 ct) theo thứ tự được chứng minh là spinel tự nhiên và nhân tạo. Trong viên Spinel tự nhiên chú ý đặc điểm lớn dưới mặt bàn có chứa mặt bao thể theo 2 hướng. Hình của G. Choudhary.

Hình 2: Ở độ phóng đại cao hơn, cấu trúc mặt phẳng trong viên spinel tự nhiên ở hình 1 xuất hiện như được sắp xếp bởi các tấm phim mỏng không liên tục. Hình của G. Choudhary. Độ phóng đại 35X.

Nghiên cứu dưới kính hiển vi là phần quan trọng trong giám định đá quý và các bao thể có thể làm tăng thêm vẻ đẹp của viên đá. Gần đây, Phòng thí nghiệm đá quý của Jaipur, Ấn Độ đã gặp 2 mẫu thể hiện khung cảnh bao thể thú vị. Viên oval nặng 7,91ct màu hồng phớt tím (hình 1, trái) được đưa đến giám định, trong khi viên oval vàng phớt xám nhạt nặng 4,73 ct (hình 1, phải), chúng được chào như là sapphire tự nhiên đối với người mua đã được yêu cầu xác định nguồn gốc. Mẫu 7,91ct có chiết suất RI = 1,720 tỷ trọng SG = 3,58 và phát huỳnh quang đỏ dưới tia cực tím sóng dài và sóng ngắn (phản ứng mạnh hơn với cực tím sóng dài). Nó cũng đã thể hiện dạng căng yếu khi xem dưới kính phân cực. Thấy được các đường mịn ở vùng đỏ và dải hấp thu ở vùng vàng cam với phổ kế để bàn. Các đặc điểm này đã xác định các viên đá là spinel tự nhiên. Các đặc điểm bao thể bên trong viên spinel này đáng chú ý. Đặc điểm phẳng và lớn bên dưới mặt bàn thể hiện các cấu trúc phẳng mịn chạy theo 2 hướng. Bao thể này được thấy với mắt thường (xem lại hình 1, trái). Ở độ phóng đại cao hơn, các cấu trúc mặt phẳng này đã xuất hiện như được sắp xếp bởi các tấm phim chứa chất lỏng không liên tục

Hình 4: Các bao thể dạng que cũng tập trung ở các khu vực giữa các đới trong hình 3. Các bao thể này được định hướng theo 2 phương khác nhau cắt nhau gần 90o. Hình của G. Choudhary; phóng đại60X.

Hình 3: Các đới màu trắng sữa tạo nên cấu trúc dạng que trong viên spinel (trái, độ phóng đại 35X). Ở độ phóng đại cao hơn, các đới trắng sữa đã tạo nên các khu vực dạng cánh diều bằng các mặt mỏng mịn lấp lánh nhiều màu (phải, độ phóng đại 80X). Chú ý cách tất cả các cánh đều sắp xếp theo cùng một hướng. Hình của G. Choudhary.

(hình 2) đã mang đến ấn tượng về các khe nứt được lấp đầy từng phần. Các đặc điểm hỗ trợ trở nên rõ ràng hơn khi mẫu được xoay và quan sát bằng cách sử dụng nguồn sáng sợi quang. Nhiều đới song song của các tấm phim trắng mịn hoặc các đĩa nhỏ đã tạo nên hiệu ứng giống như các que mỏng (hình 3, trái). Các đới này đã xuất hiện theo 2 hướng khác nhau và xiên chéo với nhau. Ở độ phóng đại cao hơn, các đới “que mỏng” này đã hình thành nên các khu vực dạng cánh diều bao gồm các tấm phim mịn lấp lánh nhiều màu theo các phương song song (hình 3, phải). Thêm vào đó có các bao thể trắng mịn được định hướng theo 2 hướng cắt ngang nhau gần 90o, hình 4.

Các bao thể có hình dạng tương tự như trong Spinel (được xác định là hogbomite) đã được trình bày bởi E.J. Gubelin và J.I. Koivula (Photoatlas of Inclusions in Gemstones, Vol. 2, nhà xuất bản Opinio, Basel, Switzerland, 2005, trang 693, 714). Màu của các mẫu vàng phớt xám nhạt (xem lại hình 1, phải) tương tự như trong nhiều viên sapphire tự nhiên Sri Lanka, dường như hỗ trợ rất nhiều cho quyết định của người bán. Tuy nhiên, các kiểm tra ngọc học cơ bản đã phát hiện ra nhận dạng thật sự của chúng. Chúng có chỉ số chiết suất 1,735, tỷ trọng SG 3,61 và phát huỳnh quang xanh phấn mạnh đối với tia UV sóng ngắn, nhưng yếu hơn đối với tia cực tím sóng dài. Dưới kính phân cực, chúng biểu hiện dạng sức căng mạnh (hiệu ứng ADR). Phổ kế cầm tay đã thể hiện các dải nhạt trong các vùng đỏ-cam, vàng, lục trong dạng thức tương ứng với cobalt. Các đặc điểm này đã cho thấy đây là Spinel tổng hợp.

  Các đới nửa 6 cạnh hoặc các dải vòng cung được tạo nên bởi các đám mây bao thể dạng chấm mịn thấy được dưới độ phóng đại (hình 5, trái). Các tính chất nửa 6 cạnh rất giống với dạng phân bố bao thể trong corundum tự nhiên. Nhìn nghiêng thấy rằng các đới này được tạo thành do các

Hình 5: Các mây do bao thể chấm mịn quan sát được trong viên spinel tổng hợp này đã tạo nên các đới nửa 6 cạnh (trái) hoặc các dải mà chúng xuất hiện thành các cung tròn ở hướng xem khác. Ở góc nhìn nghiêng (phải), các đới này cũng sắp xếp thành các mặt song song. Hình của G. Choudhary; phóng đại 65X.

mặt phẳng song song dưới dạng từng lớp (hình 5, phải). Khi xem mẫu với ánh

Hình 6: Xem dưới dung dịch nhúng, viên spinel tổng hợp đã thể hiện thấp thoáng các đới màu, với vùng ở giữa màu xanh và phần bên ngoài màu vàng. Hình của G. Choudhary.

sáng khuếch tán trong dung dịch nhúng quan sát được thấp thoáng đới màu. Ở giữa có màu xanh nhạt và các vùng bên ngoài màu vàng nhạt (hình 6).

Các đặc tính thấy trong Spinel tổng hợp bao gồm các bao thể giống như sợi chỉ bất thường và các bọt khí hình cầu lớn. Các đặc tính bao thể nửa 6 cạnh có thể gây nên sự nhầm lẫn viên Spinel tổng hợp này là tự nhiên. Mặc dù các dạng 6 cạnh đã được ghi nhận trong nhiều loại vật liệu khác như Sapphire sao tổng hợp (xem Summer 2007 GNI, trang 177-178), chúng thật bất thường khi gặp trong viên đá quý thuộc hệ lập phương.Với thiết bị này sự hấp thu và phát quang có thể được đo cùng một lúc trong vòng một vài giây trên toàn bộ dải phổ, nó đặc biệt quan trọng đối với các vật liệu nhạy sáng. Các máy đo ảnh phổ thông dụng sẽ chỉ thể hiện một phổ hấp thu hỗn hợp từ 3 trạng thái màu sắc. Phổ của trạng thái màu vàng nhạt đã thể hiện sự hấp thu tăng rất nhẹ về hướng vùng màu xanh. Phổ của trạng thái xám phớt xanh đậm đã lộ ra vùng hấp thu ở khoảng 600nm và 2 dải nhỏ hơn vào khoảng 500 và 650 tách biệt; cửa sổ xuyên thấu ở khoảng 450nm là nguyên nhân màu xám phớt xanh. Cuối cùng, phổ của trạng thái phớt nâu đã không thể hiện sự hấp thu đặc trưng nào ở 600nm nhưng thông thường phổ hấp thu tăng về phía các sóng ngắn hơn, kết quả là màu nâu. Các hiệu ứng như vậy là phổ biến đối với thủy tinh công nghiệp thay đổi màu (ví dụ như kính mát) được phủ hợp chất nhóm halogen như bromide bạc (AgBr). Khi phơi sáng – đặc biệt đối với khoảng bước sóng từ màu xanh đến cực tím sóng dài – xuyên thấu với electron của ion Br+ đến ion Ag+, nó trở thành lớp bạc kim loại hấp thụ ánh sáng. Khi che chắn ánh sáng, thủy tinh từ từ trở về màu nguyên thủy của nó.

Sự quyến rũ kỳ bí của kim cương đen

(Bài viết của Bernadette Morra, First Water News)

Tôi nhớ rằng lần đầu tiên tôi bắt gặp kim cương đen. Suy nghĩ ban đầu của tôi là – Ý nghĩa của chúng là gì? Đó có phải là sự kỳ ảo của kim cương với ánh lửa của chúng không? Sự bốc cháy rực rỡ do cắt mài thận trọng của một viên kim cương trắng hoàn hảo? Nhưng qua nhiều năm, kim cương đen đã gia tăng mối quan tâm trong tôi. Thật vậy, màu vàng rượu vang vẫn là loại đá làm tim tôi rung động (và các chuyên gia đá quý nói với mọi người rằng có một viên kim cương màu lấp lánh lửa là một loại phản ứng nguyên sơ). Nhưng kim cương đen hoàn toàn có sự quyến rũ riêng của nó. Có một sự lấp lánh ánh kim loại quyến rũ đối với kim cương đen, đó gần như là đặc tính siêu nhiên.

Một buổi tối khi dùng bữa ở một nhà hàng Ý buồn tẻ, tôi đã bị kinh ngạc khi thấy sự lóe sáng lấp lánh từ đôi bông tai gắn kim cương đen của bạn tôi khi băng ngang qua can phòng. Không ngạc nhiên khi kim cương đen chưa bao giờ quá phổ biến. Về mặt chi phí so với kim cương trắng, các viên kim cương đen có thể dễ sử dụng với kích cỡ lớn hơn và các thiết kế ấn tượng, kịch tính hơn. Nhà thiết kế nữ trang Neil Lane thiết kế một cách hoàn hảo 2 vòng đeo tay mà diễn viên Maggie Grace (phim The Lost) đã đeo khi đến buổi ra mắt tại New York phim Year One vào tháng 6. Một vòng tay có 8 viên kim cương đen lớn được tách riêng và bao xung quanh bởi các viên kim cương trắng. Chiếc thứ 2 là “dây” platium gắn kim cương đen và khoá gắn kim cương trắng. Đem đến sự linh hoạt, chi phí thấp và sự phô trương kín đáo của kim cương đen, dường như đã đến thời của kim cương đen.