Ngọc trai Pinctada maxima được nuôi không nhân trong lớp choàng (Bản tin tháng 1&2/2009)

Vài lô ngọc trai màu trắng bạc hình dạng bất kỳ đã được đưa đến phòng lab SSEF (Viện Ngọc Học Thụy Sĩ) trong tháng 3-2008 (hình 5, trái). Chúng đều có một bên dẹt hơn, viên dài nhất đến 19 mm. Nhiều viên biểu hiện mọc xen và cấu trúc đa tâm thấy rõ trong hình tia X (hình 5, phải). Dáng vẻ và cấu trúc tăng trưởng này trông rất giống một số ngọc trai nuôi nước ngọt không nhân từ Trung Quốc. Ngọc trai nước mặn tự nhiên rất hiếm khi có 2 tâm phát triển và thường có kiểu tăng trưởng phức tạp hơn.  

Khi khảo sát các phương pháp nuôi ngọc trai khác nhau, chúng tôi thừa nhận một ít quan điểm về những mẫu này. Có thể được dùng cả hai loài nhuyễn thể nước ngọt (Hyriopsis, Anadonta, Cristaria) và nước mặn (P. maxima, P. margaritifera) để nuôi ngọc trai. Để kích thích sự phát triển ngọc, có thể ghép một mẫu mô lớp choàng vào trong bộ phận sinh sản hay trong lớp choàng của loài nhuyễn thể. Ngoài ra, mẫu mô có thể được cấy có hay không có một nhân hạt. Cho đến bây giờ thì một số kiểu nuôi phối hợp đã thấy được: 

  • Con trai (sò) nước ngọt + tăng trưởng ở lớp choàng + không nhân:  cho ngọc trai nuôi Biwa Nhật Bản hay ngọc nuôi nước ngọt Trung Quốc cổ điển.
  • Con trai nước mặn + tăng trưởng ở bộ phận sinh sản + có nhân: cho ngọc trai nuôi Akoya hay ngọc biển Nam Hải.
  • Con trai nước mặn + tăng trưởng ở bộ phận sinh sản + không nhân: ít phổ biến hơn, cho ngọc nuôi ‘keshi” biển Nam Hải (H. A. Hänni, 2006)
  • Một phương pháp mới gần đây gồm con trai nước ngọt với nhân hình đồng xu (trai nước ngọt + tăng trưởng ở lớp choàng + có nhân) (D. Fiske và J. Shepherd, 2007). 

Hình 5: Năm viên ngọc trai nuôi không nhân màu trắng ở đây (trái), dài đến 19 mm, có thể đã tăng trưởng trong lớp choàng của con trai P. maxima. Trong hình có thêm một viên ngọc nuôi màu hồng Trung Quốc để so sánh. Hình của H. A. Hänni, SSEF. 

Ngọc trai nuôi mà chúng tôi đã khảo sát có vẻ là một sản phẩm của cách nuôi mới: trai nước mặn + tăng trưởng ở lớp choàng + không nhân. Các mẫu ngọc này (hình 5, trái)) có tất cả đặc điểm của sự sản xuất cấy mô vào lớp choàng của loài trai nước mặn P. maxima. Có thể người ta dùng loài trai này để nuôi cùng một lúc 2 loại ngọc trai: ngọc nuôi tăng trưởng từ bộ phận sinh sản có nhân và các ngọc này (ngọc tăng trưởng từ lớp choàng không nhân). Các viên ngọc này có hình dạng không đều, gồm các tâm dính vào nhau thành một viên duy nhất làm chúng ta nhớ đến ngọc trai nuôi nước ngọt Trung Quốc có hình dạng tương tự. Như trường hợp ngọc trai nuôi nước ngọt “song sinh” ở hình 6-7, là do các mẫu mô cấy vào trong lớp choàng của trai nước ngọt đã được đặt quá gần nhau làm cho lớp ngọc bao luôn cả hai tâm cùng lúc hoặc là ngọc được nuôi trong thời gian quá dài làm 2 viên ngọc dính vào nhau. 

 

Thị trường đã gọi các ngọc nuôi nước mặn không nhân từ các loài P. maximaP. margaritifera là “keshi”. Chúng tôi hy vọng là các sản phẩm mới này cũng sẽ được gọi bằng tên này trên thị trường. Còn keshi Tahiti và biển Nam Hải bây giờ gồm ngọc nuôi tăng trưởng từ bộ phận sinh sản hình thành sau khi nhân bị thải ra, thì ngọc mô tả ở bài này dĩ nhiên tăng trưởng ở lớp choàng, có đặc tính là đáy dẹt đó là do thành tạo sát ngay vỏ con trai. (Theo Henry A. Hänni, GemNews Hè 2008)