BÀI 03: HỌC VỀ CẮT MÀI (Cut)

BÀI BA: HỌC VỀ CẮT MÀI (Cut)

Bạn hỏi: “Bây giờ thì tôi mua kim cương được chưa?”

Christine cười: “Một chút nữa. Chúng ta mới qua một nửa của 4C, và giờ thì chúng ta bàn đến Cut (cắt mài) – có lẽ là một yếu tố 4C khó giải thích nhất”.

Khi đề cập đến cắt mài là bàn về hình dạng và kiểu cắt của một viên kim cương thành phẩm. Nhưng khi ta nói về cắt mài như là một yếu tố giá trị thì chúng ta lại bàn đến tỷ lệ, tính đối xứngthành phẩm của một viên kim cương, thường gọi là “chế tác” trong thị trường kim cương. Một viên kim cương “chế tác tốt” sẽ có hồn đối với bạn. Nórực sáng, có lửa, cân đốilấp lánh dưới ánh sáng”.

Từ phía cuối văn phòng, một người đàn ông với cà vạt bóng loáng bước ra. Ông ấy là Klaus, một thợ cả kim hoàn và là quản lý cắt mài kim cương. Klaus nói với bạn: “Điều gì làm cho cắt mài quá khó đánh giá vì có nhiều cách cắt mài để kim cương đạt được các tính chất quang học tốt nhất. Một viên kim cương cắt mài tốt sẽ có các tỷ lệ cân đối và độ bóng cao, có thể làm cho ánh sáng phát huy hết tác dụng. Kết quả là một sự hiển thị diệu kỳ của độ rực sáng, độ tán sắcsự lấp lánh”.

Chỉ vào một bộ hình ở nơi làm việc, Klaus nói: “Chiều sâu phần đáy chỉ là một cách điều khiển ánh sáng di chuyển qua viên kim cương. Bạn có thể đoán hình nào cho thấy viên kim cương có độ rực sáng nhất không?”   

Bạn nghĩ “Việc này sẽ dễ thôi”. Nhưng khi nhìn vào các tấm hình, bạn biết rằng có nhiều cách cắt hơn là mình tưởng.

Hãy đọc các hướng dẫn. 

Kiểu Cắt Tròn Giác Cúc Chuẩn

Tên các mặt giác                                    Số lượng

a. Table :                          Mặt bàn                    1

b. Bezel facet:                 Giác nghiêng             8

c. Star facet:                    Giác sao                    8

d. Upper girdle facet:     Giác gờ trên               16

e. Pavilion main:             Giác đáy chính          8

f. Lower girdle facet:       Giác gờ dưới             16

g. Culet:                           Mặt chóp đáy            1

(Culet không phải luôn luôn có, trường hợp mặt chóp đáy không có thì tạo nên một điểm).

Klaus Hướng Dẫn Nhanh Về Cắt Mài

Klaus nói: “Viên kim cương thành phẩm từ trên xuống dưới có 3 phần chính, đó là phần trên, gờ  và phần đáy. Một số viên kim cương thành phẩm có một giác phẳng nhỏ ở đáy phần dưới gọi là mặt chóp đáy. Mặt giác phẳng lớn ở trên cùng là mặt bàn

Chiều Sâu Phần Đáy

Khoảng cách từ phần dưới gờ đến chóp đáy gọi là chiều sâu phần đáy. Chiều sâu này quá nông hay quá sâu sẽ làm cho ánh sáng thoát ra khỏi viên đá qua phần hông, hoặc phần dưới cùng. Còn một viên kim cương cắt mài tốt sẽ giúp cho ánh sáng đi qua nhiều ở phần trên


Không Chỉ Một Mình Chiều Sâu Phần Đáy

Cắt mài một viên kim cương làm sao để cho lượng ánh sáng quay trở lại một cách tối đa sau khi xuyên vào viên đá, phụ thuộc mối quan hệ giữa 3 tỷ lệ chính – kích thước mặt bàn, góc nghiêng phần trên, và chiều sâu phần đáy. Các yếu tố này phối hợp lại theo nhiều cách để làm sao cho viên kim cương tròn giác cúc được sáng đều.

THỰC HÀNH

Quan sát các hình rồi chỉ ra viên kim cương nào rực sáng nhất.